Phật giáo Thanh Hóa

Ban thông tin truyền thông

Tìm theo tin bài Tìm theo tác giả

Nghiệp báo của việc độc ác và sát sinh

Có rất nhiều người sợ hãi khi phát hiện ra những việc quả báo trong sát sinh. Gieo nhân gặp quả, ác giả ác báo. Đây chính là những nguyên căn của việc sát sanh và nhận lại quả báo muôn đời...

Muốn biết nhân đời trước

Xem hưởng quả đời này!

Muốn biết quả tương lai

Xét nhân gheo hiện tại!

Theo đức Phật, sát sinh hay sát hại là một trong những tập khí bất thiện, xấu ác, có tác hại vô cùng lớn lao đối với đời sống cá nhân cũng như đời sống xã hội...

Xem thêm: Có mấy loại sát sinh, gồm những loại nào?

 

Nghiệp báo của việc độc ác và sát sinh

Có 3 hình thức sát sinh được kinh điển đạo Phật đề cập.

Tự mình sát sinh:

Tức tự mình giết hại một cách chủ động, có tư tác, có chủ ý.

Sai khiến người khác sát sinh:

Tức  là gián tiếp giết hại. Suy cho cùng đây cũng là hành vi giết hại mang tính chủ ý.

Hoan hỷ trong việc thấy người khác giết hại:

Tức là tâm ý thích thú việc giết hại.

Trong ba hình thức trên, hình thức giết hại đầu tiên nguy hiểm nhất, vì nó mang tính trực tiếp với đầy đủ sự chủ ý

Chúng ta biết rằng, sát sinh thường đi kèm với tâm lý si mê, sân hận, độc ác. Do đó người thường xuyên sát sanh là tự gieo vào trong tâm thức của mình những hạt giống si mê, sân hận, độc ác. Những hạt giống đó khi đã được gieo vào tâm thức thì nó sẽ lấn át những hạt giống từ bi, thương yêu vốn nằm trong tâm thức của mỗi người ở dạng tiềm năng, khiến cho những hạt giống từ bi, thương yêu đó mất cơ hội bừng nở, trong khi đó, những hạt giống thù hận, độc ác lại có cơ hội biểu hiện ở mức độ mạnh hơn. Điều này không chỉ gây nguy hại cho đạo đức cá nhân người đó mà còn ảnh hưởng tới đạo đức xã hội

Sát sinh thì bị mọi người xa lánh, đó là hệ quả tất yếu. Không ai thích gần gũi những kẻ sát nhân, thích bạo lực, đâm chém, giết người. Cũng không ai thích gần gũi những người xem việc giết chóc, dù là các con vật, là thú vui của họ. Về phương diện pháp luật, gần gũi những người sát sinh, nhất là khi đối tượng là con người, có thể dễ dàng vướng vào nguy cơ liên lụy. Nhiều người đã trải nghiệm điều này một cách có chủ ý, nhưng cũng có nhiều người vướng vào tội liên lụy một cách vô tình

Không chỉ sợ liên lụy về phương diện pháp luật, người ta xa lánh kẻ có hành vi sát sinh, hại vật, giết người còn từ phương diện cảm xúc. Bởi vì người thường xuyên sát sinh hay sát hại thường thể hiện sự u uất, giận dữ, sợ hãi trong tâm, trong nhiều trường hợp thể hiện rõ bên ngoài khuôn mặt. Không ai lại thích gần gũi, bầu bạn với những người như thế, trừ trường hợp người đó có chung khuynh hướng, tâm lý, hành vi với người thường xuyên sát sinh

Tuổi thọ thấp, sức khỏe kém và nhiều bệnh tật:

Sát sinh, giết người thường hay yểu mạng, tức mạng sống ngắn ngủi. Điều này không có gì nghi ngờ cả. Đứng về phương diện luật pháp, sát sinh hay sát hại mạng sống con người với động cơ chủ ý, tàn ác thì chắc chắn sẽ bị nghiêm trị. Ở nhiều quốc gia, khung hình phạt cho hành vi giết người có chủ ý, có kế hoạch sẽ lãnh án chung thân. Đó là vì quốc gia đó thể hiện tinh thần nhân đạo. Phần lớn các quốc gia còn lại khác có khung hình phạt tử hình đối với kẻ vi phạm tội giết người có chủ ý. Nếu bị tử hình, mạng sống của người đó coi như kết thúc sớm. Còn nếu không bị tử hình mà bị tù chung thân, thì với mức án đó, phần lớn người tù cũng không thể sống thọ, sống lâu như người khác được. Bởi vì, phần vì môi trường lao tù khắc nghiệt, điều kiện sống thiếu thốn; phần vì tâm lý lo sợ, bất an, không thoải mái dẫn tới tình trạng sức khỏe yếu kém, nhiều bệnh tật, ảnh hưởng xấu tới tuổi thọ

Nghiệp ác sát sanh - tội lớn nhất và quả báo:

Sát sinh, hại vật thì nhận chịu hậu quả xấu ác, đó là vấn đề nhân quả rất cụ thể, rõ ràng. Có nhiều quả báo xấu ác đến từ nhân sát sinh, tùy theo tính chất, mức độ, động cơ của hành động.

Về phương diện pháp luật, sát sinh, giết người thì bị bắt, bị đánh đập, tù đày, thậm chí bị áp dụng hình thức tử hình. Ngay cả giết thú vật nhiều khi cũng bị quả báo ngoài sức trù liệu của mình. Mới đây, trên phương tiện truyền thông ở Đài Loan cho biết, một công nhân người Việt vừa bị thẩm vấn vì hành động giết chó mèo. Cũng may cho anh ta là nhà chức trách Đài Loan đã cảm thông cho hành vi thiếu ý thức này. Tuy vậy, việc bị bắt và thẩm vấn như thế cũng khiến cho nam thanh niện này hết sức hoảng loạn. Đó là quả báo của việc giết hại động vật, nhất là động vật được xem là thú cưng của con người

Tuy nhiên, quả báo xấu ác đó chưa phải là cực nặng so với quả báo về phương diện tâm lý và diễn trình nhân quả báo ứng. Về phương diện tâm lý, như đã nói, họ sống trong nỗi sợ hãi, lo lắng về sự an toàn của mình. Đó là một loại tù đày, một loại cực hình, một loại địa ngục: địa ngục tâm thức. Địa ngục đó bao phủ con người, giam nhốt, bức bách khiến con người rơi đời sống tự kỷ, nhiều trường hợp rất mặc cảm, co rút, trốn tránh, không thích tiếp xúc với con người. Điều đó khiến cho họ càng có nguy cơ lặp lại các hành vi tội ác tương tự trong kiếp sống hiện tại này